Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất linh kiện, kỹ thuật cần lao động kỹ thuật tay nghề cao. Nhiều lao động kỹ thuật tay nghề cao được các nhà đầu tư nước ngoài thuê từ nước ngoài về Việt Nam. Theo đó, để lao động kỹ thuật làm việc tại công ty; công ty cần xin giấy phép lao động cho vị trí lao động kỹ thuật.
1. Định nghĩa về lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Theo khoản 6 điều 3 nghị định 152/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại nghị định 70/2023/NĐ-CP ngày 18/09/2023.
Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây: Được đào tạo ít nhất 1 năm và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

Giấy phép lao động – LĐKT – HN
2. Các vị trí lao động kỹ thuật trên giấy phép lao động tại Việt Nam
Các vị trí lao động kỹ thuật phổ biến mà doanh nghiệp thường xuyên tìm kiếm và sử dụng tại Việt Nam bao gồm: Lao động kỹ thuật là những lao động có tay nghề cao, chủ yếu ở các ngành điện; công nghệ tự động; bảo dưỡng công nghiệp, công nghệ thực phẩm, sửa chữa máy móc; vận hành máy móc (Đầu bếp; Kỹ thuật viên – các chuyên ngành đòi hỏi tay nghề cao trong nghành công nghiệp nặng, năng lượng, xây dựng…) Trên thực tế, đối với vị trí lao động kỹ thuật, pháp luật Việt Nam ưu tiên sử dụng lao động Việt Nam. Tuy nhiên, tùy nhu cầu, mức độ phức tạp của công việc mà doanh nghiệp có thể xin giấy phép lao động cho vị trí lao động kỹ thuật.
3. Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho Lao động kỹ thuật người nước ngoài tại Việt Nam
Bước 1. Xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài
Hồ sơ bao gồm:
- Mẫu báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài (theo mẫu số Mẫu số 01, 02/PLI Phụ lục 01 Nghị định số 70/2023/NĐ-CP).
- Giấy giới thiệu/Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ.
Bước 2. Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I Nghị định số 152/2020/NĐ-CP.
- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Phiếu lý lịch tư pháp
- Văn bằng hoặc chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận;
- Văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của lao động kỹ thuật.
- 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm)
- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định pháp luật.
Nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền: 05 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý: Các giấy tờ của người nước ngoài cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự, sau đó dịch sang tiếng Việt và công chứng, chứng thực trước khi nộp.

Khách hàng được Freevisa hỗ trợ HPHLS
4. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ giấy phép lao động:
Dưới đây là địa chỉ của một số Sở lao động, Thương binh và Xã hội:
Hà Nội 75 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Thành phố Hồ Chí Minh 31 Đường 13, Kp 1, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức
Đà Nẵng Tầng 20 Trung tâm Hành chính thành phố, 24 Trần Phú, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
Hải Phòng Số 2 Đinh Tiên Hoàng, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng
Bắc Ninh 11, Đường Lý Thái Tổ, Phường Suối Hoa, Đại Phúc, Bắc Ninh
Ninh Bình Số 11, Đường Lê Hồng Phong, Đông Thành, Ninh Bình
Hải Dương 8 Đường Phạm Sư Mạnh, P. Trần Phú, Thành phố Hải Dương, Hải Dương
Bình Dương Tầng 6, Tháp A, Trung tâm Hành chính Tỉnh Bình Dương, Đường Lê Lợi, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Đồng Nai 05 Đ. Phan Đình Phùng, Quyết Thắng, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai